Hạt nhựa - phân biệt các loại hạt nhựa

Hạt nhựa – phân biệt các loại hạt nhựa

Hạt nhựa

Hiện nay, với sự phát triển rộng rãi của nhựa và các sản phẩm về nhựa trong đời sống hàng ngày cũng như sản xuất chắc hẳn các bạn cũng đã nghe đến hạt nhựa. Vậy hạt nhựa là gì? Hạt nhựa dùng để làm gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về vật liệu này trong bài viết dưới đây nhé.

I. Hạt nhựa là gì?

Hạt nhựa là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm nhựa. Hạt nhựa thực chất chính là nhựa được sản xuất và cắt nhỏ ra thành dạng hạt giúp quá trình gia công sản xuất các sản phẩm nhựa dễ dàng hơn. Nó có dạng hạt nhỏ giúp dễ dàng trộn với các nguyên liệu và phụ gia khác, dễ nóng chảy thành hỗn hợp.

Hạt nhựa được phân loại thành 3 nhóm:

  • Hạt nhựa nguyên sinh.
  • Hạt nhựa tái sinh.
  • Hạt nhựa sinh học.

II. Phân biệt các loại hạt nhựa

Nhựa nguyên sinhNhựa tái sinhNhựa sinh học
  Nguồn gốc  Dầu mỏ, khí gas  Nhựa cũ, nhựa phế thải  Thực vật, sinh khối tái tạo
  Đặc tính  Màu trắng hoặc trong suốt
  • Màu sắc, loại nhựa tùy thuộc theo sản phẩm được tái chế.
  • Chứa tạp chất.
  • Chất lượng thấp.
 Có khả năng tự phân hủy
  Ứng dụng  Sử dụng trong các sản phẩm yêu cầu cao về chất lượng
  • Giảm giá thành sản phẩm.
  • Giảm rác thải nhựa.
  Làm đồ gia dụng, bao bì đựng thực phẩm, hàng tiêu dùng.

A. Hạt nhựa nguyên sinh

Hạt nhựa nguyên sinh
Hạt nhựa nguyên sinh

Hạt nhựa nguyên sinh được sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ hay khí gas tự nhiên; Nhựa nguyên sinh có màu trắng hoặc trong suốt, không chứa tạp chất. Các loại nhựa nguyên sinh được sử dụng phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như PET, PE, PP, PVC, PS, PC, PA, ABS…, cùng các biến thể của nó.

(xem thêm: Hạt nhưa nguyên sinh)

(xem thêm: Quy trình sản xuất hạt nhựa nguyên sinh)

B. Hạt nhựa tái sinh

Hạt nhựa tái sinh HDPE
Hạt nhựa tái sinh

Nhựa tái sinh hay còn gọi là nhựa tái chế, được sản xuất từ việc tái chế các sản phẩm nhựa cũ, rác nhựa phế thải. Nhựa tái sinh sẽ mang các đặc điểm của sản phẩm được tái chế như màu sắc, chất liệu. Các loại nhựa có thể tái chế phổ biến nhất là PP, PE, ABS, PET, PVC…

Vì là tái chế từ các sản phẩm cũ đã qua sử dụng nên chất lượng cũng như tính năng của nhựa này sẽ kém hơn so với nhựa nguyên sinh, chứa tạp chất nhiều hay ít tùy thuộc theo đơn vị sản xuất.

Nhựa tái sinh được sử dụng 100% hoặc trộn cùng với nhựa nguyên sinh để giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo 1 phần đặc tính của sản phẩm giống như khi dùng nhựa nguyên sinh. Sử dụng nhựa tái sinh góp phần giảm lượng nhựa thải ra môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

(xem thêm: Hạt nhưa tái sinh)

C. Hạt nhựa sinh học

hạt nhựa sinh học
hạt nhựa sinh học

Hạt nhựa sinh học được phát triển nhằm đưa ra một loại vật liệu thay thế cho nhựa giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa. Nhựa sinh học có nguồn gốc sinh khối tái tạo (chủ yếu là thực vật), do thành phần nguyên liệu hữu cơ nên nhựa sinh học có khả năng tự phân hủy không ảnh hưởng đến môi trường.

Nguồn nguyên liệu để sản xuất nhựa sinh học đã được nghiên cứu và phát triển thành công hiện nay có thể kể đến như tinh bột, protein, cellulose hay cụ thể hơn là tinh bột ngô, khoai tây và đường mía

Vì đặc tính dễ dàng phân hủy nên nhựa sinh học thường dùng để sản xuất hàng tiêu dùng một lần hay các sản phẩm gia dụng có thời hạn sử dụng ngắn, bao bì thực phẩm (những sản phẩm có lượng rác thải lớn).

Công ty TNHH Nhựa CPI Việt Nam là nhà sản xuất và nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm hạt nhựa nguyên sinh, Hạt nhựa tái sinh tại Việt Nam. Ngoài ra Công ty nhựa CPI còn sản xuất các phụ gia nhựa như: hạt nhựa màu, hạt taical, phụ gia UV, phụ gia chống cháy,…Các bạn có thể liên hệ trực tiếp tại văn phòng Hà Nội hoặc liên hệ hotline 0913046902 để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

    1 Review ( 5 out of 5 )

    Tuan Tu
    5

    tuyet voi

    Write a Review